Economic Freedom
FNF – FRASER – FTU tổ chức tọa đàm “Tự do hóa thương mại vì sự phát triển và hội nhập kinh tế vùng”
Sáng ngày 7/12/2022, tại Hà Nội, tổ chức Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) và Viện Fraser (Canada) đã phối hợp với trường Đại học Ngoại Thương (FTU) để tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Tự do hóa thương mại vì sự phát triển và hội nhập kinh tế vùng”. Tọa đàm là một chương trình quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động thảo luận của các chuyên gia trong mạng lưới tự do kinh tế do Viện Fraser và Viện FNF khu vực Đông và Đông Nam Á thực hiện.
Chương trình diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế toàn cầu và châu Á đang xoay vần trong cơn bão của Covid-19 và các biện pháp đối phó được áp dụng. Bên cạnh đó, những căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây cũng như giữa Nga và phương Tây đang đẩy lùi xu hướng toàn cầu hóa đã diễn ra trong nhiều thập kỷ. Xung đột giữa các quốc gia ở châu Âu và mối đe dọa xung đột ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã gây ra các biện pháp trừng phạt sâu rộng, kìm hãm các hoạt động kinh tế và làm trầm trọng thêm tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng. Một số công ty ở các quốc gia phát triển đã bắt đầu di chuyển chuỗi cung ứng về nước sở tại và tới một số quốc gia Châu Á khác để có phương án thay thế Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, chương trình “Tự do hóa thương mại vì sự phát triển và hội nhập kinh tế vùng” sẽ tìm hiểu tác động của những yếu tố này cũng như các thách thức đối với tự do kinh tế ở châu Á, lấy trọng tâm tại Việt Nam. Chương trình sẽ xem xét sự phát triển của tự do kinh tế ở châu Á và con đường phía trước cũng như xu hướng tự do trong kinh tế có thể thúc đẩy tích cực môi trường kinh doanh và khả năng thương mại quốc tế như thế nào.
Trong hội thảo, PGS.TS. Bùi Anh Tuấn (FTU) có bài phát biểu quan trọng về triển vọng kinh tế Việt Nam và tầm quan trọng của môi giới hóa thương mại đối với tăng trưởng. PGS. GS. Từ Thùy Anh (FTU) trình bày về Thương mại Việt Nam và các cải cách của Việt Nam để thích ứng với các Hiệp định Thương mại Tự do FTA thế hệ mới. Về phía các cơ quan chuyên trách tham dự tại sự kiện, đại diện Bộ Thương mại Việt Nam cũng đưa ra ví dụ ở Việt Nam về việc các cơ quan chính phủ vận động Thủ tướng thay đổi luật để điều chỉnh các FTA và cập nhật cải cách để thúc đẩy thương mại ở Việt Nam. Điều hành hội thảo, PGS. GS.Vũ Hoàng Nam (FTU) đồng thời chia sẻ kết quả nghiên cứu của mình về việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào FTA như thế nào và cách các doanh nghiệp hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do trong thực tế.
Dưới góc nhìn của chuyên gia nước ngoài, Tiến sĩ Juita Mohamand, Giám đốc Nghiên cứu, Viện Dân chủ và Kinh tế (IDEAS) cũng nhất trí rằng các nước châu Á đã có nhiều cải thiện về thương mại tự do nhưng tuy nhiên quá trình thủ tục còn chậm. Bà trình bày về quá trình cải cách kéo dài tại Malaysia để làm một ví dụ tại ASEAN +. Bên cạnh đó, ông Rainer Heufers, Người sáng lập và Giám đốc điều hành, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Indonesia (CIPS), mô tả về trường hợp của Indonesia trong việc áp dụng RCEP. Trong đó, có nhiều chính sách cần được thay đổi để tận dụng RCEP một cách hợp lý và đây cũng là một quá trình kéo dài.
Trong thảo luận, các diễn giả và chủ tọa đã nhận được câu hỏi từ TS Nguyễn Phúc Hiền, TS Cao Hồng Vinh, TS Nguyễn Thị Ngân (FTU) về chủ đề Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và tác động của họ đối với các FTA. Tiến sĩ Tom Palmer và ông Fred McMahon, các chuyên gia nghiên cứu kinh tế, nêu rõ Việt Nam vẫn ở vị trí thấp trong bảng xếp hạng tự do thương mại quốc tế vì những rào cản thương mại mà tất cả các nước châu Á đang nỗ lực gỡ bỏ.
Về tổng quan chương trình, nội dung của chuỗi thảo luận sẽ được chia thành ba phần. Phần đầu tiên tập trung vào Việt Nam đang đối mặt với những thách thức về tự do kinh tế và cải cách kinh tế trên con đường thúc đẩy tự do kinh doanh. Chương trình này mở rộng cho công chúng, đặc biệt là cho các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan truyền thông. Phần thứ hai dành cho thảo luận của chuyên gia về việc áp dụng các chỉ số tự do kinh tế trong quản lý công và những thách thức tạm thời đang diễn ra trên thế giới. Phần cuối cùng nêu bật thương mại và hội nhập quốc tế như một trong những trụ cột chính mà các quốc gia có thể hành động để đẩy nhanh quá trình tự do hóa.