
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện tại, TP.HCM cần xem xét cách tạo cơ chế thu hút vốn quốc tế, bao gồm cả hình thức trái phiếu, cho các dự án hạ tầng. Phát triển trung tâm tài chính có thể là dự án đóng một vai trò quan trọng trong tương lai. Bài viết bởi GS. TS. Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia Viện FNF Việt Nam, đăng trên Báo Đầu tư, Tháng 8/2023.
Nhiều năm qua, doanh nghiệp Mỹ có xu hướng đầu tư tích cực vào Việt Nam, với sự gia tăng ổn định về số dự án và vốn đăng ký. Trong 6 tháng đầu năm 2023, nhà đầu tư Mỹ đóng góp hơn 405 triệu USD, đứng vị trí thứ 8 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Doanh nghiệp đang nhìn vào Việt Nam như một điểm đến cho sự phát triển và cơ hội. Việt Nam cần tận dụng triệt để cơ hội này để đón thêm những “đại bàng” từ Mỹ.
Cho tới nay, 137 quốc gia đã thống nhất chi tiết về thỏa thuận cải cách thuế sau nhiều năm đàm phán. Những người theo lập trường ủng hộ qui tắc thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) nói về điều này như một bước đột phá lịch sử trong cuộc chiến chống trốn thuế. Tuy nhiên những lời chỉ trích vẫn luôn tồn tại. Là đối tác chính thức tham gia GMT, hiện nay Việt Nam đang cố gắng điều chỉnh các quy tắc mới theo cách tốt nhất có thể để tiếp tục thu hút FDI.
Đã gần 2 tháng kể từ khi Việt Nam thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống 8% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP và khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty. Mục tiêu của chính sách này là thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế trong thời kỳ hậu Covid-19.