Tài chính cá nhân
“Tài chính thông minh”, sáng kiến giáo dục tài chính bởi Viện FNF dành cho người trẻ Việt Nam
Mục tiêu trở nên giàu có một cách nhanh chóng đã thu hút nhiều bạn trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức chuyên môn về tài chính, hàng năm ngày càng có nhiều người mất tiền của cho các mô hình Ponzi và các dự án đầu tư mập mờ. Dự án video dài tập mới mà chúng tôi đồng tổ chức với Báo Lao Động, một trong những tờ báo lớn nhất Việt Nam, đã tiên phong triển khai sáng kiến giáo dục tài chính mang tên “Tài chính thông minh / Smart Finance“.
Giáo dục tài chính tại Châu Á – Thái Bình Dương
Trong những năm gần đây, thị trường tài chính tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường chứng khoán và sự nở rộ của các dịch vụ tài chính, bao gồm các phương thức thanh toán, cho vay, bảo hiểm, đầu tư ...
Tuy vậy, các số liệu thống kê lại cho thấy một bóng đen bao trùm lên sự hiểu biết về tài chính của người dân Việt Nam. Dưa theo nghiên cứu “Tình trạng phúc lợi ngân hàng và tài chính ở Châu Á – Thái Bình Dương” được tiến hành vào tháng 3 năm 2021 trên khắp 10 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương, 67% phản hồi của người Việt cho biết tiết kiệm là một điều không dễ dàng gì. Họ phải vật lộn để đạt mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn cũng như quản lý các khoản nợ hiện có.
Hơn nữa, quản lý nợ là thử thách đối với 62% người tiêu dùng tại Việt Nam, trở thành thách thức quản lý tài chính lớn thứ 2 của họ. Đáng lo ngại, 45% người tiêu dùng Việt Nam nhận ra rằng họ gặp khó khăn trong việc quản lý tiền bạc, đây cũng là tỉ lệ cao nhất trong các quốc gia được khảo sát.
(Nguồn: “Tình trạng phúc lợi ngân hàng và tài chính ở Châu Á – Thái Bình Dương”, Backbase, 2021)
Thiếu hiểu biết về tài chính ở Việt Nam
Nghiên cứu cũng cho thấy những người Việt Nam với trình độ hiểu biết về tài chính thấp cảm thấy căng thẳng trước tình hình tài chính của họ.
Trong khi đó, Việt Nam đang thiếu những nguồn thông tin đáng tin cậy về tài chính. Tỉ lệ người tiêu dùng Việt Nam không biết tìm đến nguồn nào để được tư vấn tài chính một cách tin cậy cao nhất (71%) trong khảo sát. Họ cũng có tỷ lệ thấp nhất (54%) trong việc sử dụng các trang web hoặc ứng dụng di động của ngân hàng để nhận được thông tin tài chính, đầu tư hoặc lập kế hoạch nghỉ hưu. Những phát hiện này đã thúc đẩy Viện FNF Việt Nam khởi xướng dự án nâng cao hiểu biết về tài chính mang tên "Tài chính Thông minh".
Phối hợp với Lao Động TV để tiếp cận một cách sâu rộng
Đối tượng khán giả của series là những người từ 18 đến 35 tuổi sống tại khu vực đô thị. Sự bùng nổ gần đây của những tài khoản thị trường chứng khoán và sự đa dạng của các sản phẩm tài chính mới đã phản ánh nhu cầu rất lớn về giáo dục tài chính cùng với thị trường tăng trưởng nhanh chóng hiện nay của người Việt. Do sở hữu lượng độc giả đông đảo tại Việt Nam, Báo Lao Động và Lao Động.tv, là đối tác lý tưởng để đồng hành vời FNF trong dự án này. Tờ báo với danh tiếng tốt và hàng triệu lượt xem mỗi tháng, cũng đã và đang nhận được rất nhiều câu hỏi từ độc giả về những mối quan tâm nói trên.
Kể từ khi phát sóng tập đầu tiên vào tháng 2 năm 2022, series "Tài chính Thông minh" đã đạt xấp xỉ 700,000 lượt xem chỉ sau 6 tháng. Trong cuộc chiến chống lại sự thiếu hiểu biết về tài chính của dân số trẻ, thành công của “Tài chính thông minh” đã đạt được là nhờ cách tiếp cận thân thiện. Với nội dung đơn giản, ngắn gọn và các số được trình bày dưới dạng video ngắn, "Tài chính thông minh" đã truyền cảm hứng cho những nhóm đối tượng năng động bằng các khái niệm đơn giản về việc tiết kiệm tiền, quản lý khoản nợ và tránh khỏi tình trạng thiếu thốn tiền bạc.
Tạo nội dung hữu ích cho các nhà đầu tư trẻ Việt Nam
Đa số diễn giả của chương trình đến từ mạng lưới chuyên gia của Viện FNF tại Việt Nam. Ngoài ra, Giám đốc quốc gia của Viện FNF Việt Nam, GS. TS. Andreas Stoffers cũng trở thành khách mời trong một số video. Nhờ có kinh nghiệm dày dặn và là một cựu nhân viên ngân hàng, Andreas đã chia sẻ những suy nghĩ của ông trong các chủ đề phát triển tài chính một cách bền vững, đầu tư cho phát triển bản thân, tạo động lực, hạnh phúc.
(Giám đốc Quốc gia của Viện FNF Việt Nam (bên phải) cùng Chủ tịch AlphaBooks (bên trái) thảo luận về quan điểm giàu có và hạnh phúc trong cuộc sống hiện đại trong tập đầu tiên của Tài chính thông minh.)
Ngoài việc cung cấp những kiến thức và kỹ năng hữu ích, chương trình cũng truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của việc giáo dục tài chính trong tự chủ và độc lập của mỗi cá nhân. Việc thiếu hiểu biết về lập kế hoạch tài chính và những kiến thức cơ bản của tài chính cá nhân dẫn đến những quyết định tài chính sai lầm, những điều sẽ để lại ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc sống. Nghiêm trọng hơn, vấn đề này có thể kéo dài qua nhiều thế hệ khi trẻ con bắt chước những hành vi về tài chính của cha mẹ. Mặt khác, hiểu biết về tài chính cao cho phép một người đưa ra các quyết định về cuộc sống một cách chu đáo và sáng suốt để theo đuổi sự tự do cá nhân.
Nâng cao uy tín của Viện FNF tại Việt Nam
“Tài chính thông minh” đã kết thúc số 22 và cũng là số cuối cùng vào tháng 7 vừa qua và được phát sóng chính thức trên trang web Laodong.vn và trang Facebook của Viện FNF Việt Nam. Thành công của chương trình đã mở ra cơ hội và tiềm năng cho một mùa mới.
Quyền tự do cá nhân và quyền tài sản là hai nguyên tắc quan trọng nhất của chủ nghĩa tự do. Nhìn chung, dự án này đã giúp Viện FNF đóng góp đáng kể và củng cố danh tiếng tốt của mình là một tổ chức thúc đẩy tự do tại Việt Nam.