DE

Seminar "Hợp tác Mekong - Lan Thương: Thực trạng và Vấn đề"

Nhằm tìm hiểu những xu thế hợp tác mới giữa các nước tiểu vùng sông Mê Công và quan hệ hợp tác ASEAN – Trung Quốc trong bối cảnh mới, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách phối hợp cùng FNF tổ chức Seminar này.
Lan thuong

Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) tổ chức chuỗi Seminar “Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc” định kỳ 2 tháng/lần nhằm thúc đẩy hoạt động trao đổi khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị Trung Quốc.

Cơ chế Hợp tác Mê Công – Lan Thương bao gồm sáu quốc gia ven sông Mê Công – Lan Thương, tính từ thượng nguồn là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Sau hai năm thành lập, Cơ chế Hợp tác Mê Công – Lan Thương đã đạt được những bước tiến quan trọng, hoàn thiện giai đoạn định hình hợp tác và bước vào giai đoạn triển khai cụ thể. Là nước có vai trò đầu tàu, Trung Quốc đang đưa ra những ưu đãi về kinh tế cho các nước phía Nam. Cho đến nay, gần 60% các khoản vay ưu đãi của Trung Quốc đã được bơm vào năm nước lưu vực sông Mê Công với các dự án các cơ sở hạ tầng và công nghiệp. Đối với Trung Quốc, sáng kiến này đã trở thành một nền tảng khác để thúc đẩy Sáng kiến “Vành đai, Con đường”.

Nhằm tìm hiểu những xu thế hợp tác mới giữa các nước tiểu vùng sông Mê Công và quan hệ hợp tác ASEAN – Trung Quốc trong bối cảnh mới, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), VCES phối hợp cùng Viện Friedrich Naumann Việt Nam tổ chức Seminar số 23 với tên gọi “Hợp tác Mê Công - Lan Thương: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”.

Thời gian: 09h00 – 12h00 ngày 16/05/2018 (thứ Tư)
Địa điểm: Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 1 Liễu Giai, Hà Nội